📰📰ĐỌC BÁO CÙNG VCI - SỐ 13
Nguồn: https://trend-news-today.com/12782.html
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Cũng đã lâu chúng ta không cùng nhau đọc báo rồi. Lần này VCI xin gửi đến các bạn một chủ đề khá hay ho. Dành cho tất các bạn trẻ đã, đang và sẽ trở thành cha
mẹ.
Trước và sau khi sinh con các bạn sẽ cần chuẩn bị những công việc gì. Liệu ở Việt Nam và Nhật có gì khác nhau không?
Hãy cùng VCI đọc báo để xem các bậc cha mẹ người Nhật chuẩn bị gì cho việc sinh bé nhé !!!
===========================================
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
---------------------------------------------------------
Ý NGHĨA VIỆC ĐẶT TÊN CHO BÉ
Sẽ đặt tên cho bé khi nào ? Lễ đặt tên cho bé sẽ được thực hiện ra sao? Sẽ trang trí bảng tên của bé đến khi nào?
Chào mừng các em bé ra đời.
Khi một em bé chào đời thì phải đặt một cái tên mới.
Việc chọn một cái tên để gửi gắm tương lai và sự trưởng thành của em bé khiến cha mẹ khá đau đầu suy nghĩ.
Một ngày nào đó bạn cũng sẽ phải quyết định vấn đề này, nhưng là khi nào?
Ngoài ra, cha mẹ cũng muốn dán tên của đứa trẻ mới sinh lên cột nhà hay là giá sách ở những nơi dễ nhìn thấy. Nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra có rất nhiều câu
hỏi như: Khi nào? Làm như thế nào? Nên chuẩn bị những gì?
Sẽ đặt tên cho bé khi nào?
「 Đặt tên cho bé 」là một việc trọng đại của gia đình để dõi theo sự trưởng thành của đứa trẻ.
Cái tên là một món quà mà đứa trẻ sẽ sử dụng suốt cuộc đời và chứa đựng ước nguyện về tương lai nên hãy cân nhắc thật kỹ nhé.
Thông thường thì vào ngày Thất Dạ (buổi tối sau bảy ngày bé được sinh ra). Sẽ làm bảng tên của bé trang trí ở Bàn Thờ Thần hay nơi dễ nhìn thấy ở trong phòng để
chúc mừng việc mẹ tròn con vuông. Thông thường tên của bé sẽ được đặt trước ngày tổ chức buổi lễ.
[ Lễ Thất Dạ ] là gì?
Lễ Thất Dạ là tiệc mừng cầu mong cho đứa trẻ lớn lên khoẻ mạnh. Và sẽ tổ chức vào buổi tối sau bảy ngày đứa trẻ sinh ra. Nên được gọi là Thất Dạ.
Ví dụ: trường hợp bé sinh ngày mùng 7 tháng 3 thì Lễ Thất Dạ sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 7.
Ngày xưa, Lễ Thất Dạ là một ngày rất quan trọng. Là ngày Tokoage của người mẹ đã kết thúc việc sinh nở (床上げ là việc người phụ nữ sẽ chuyển từ ở cữ trở lại cuộc sống
bình thường) và mở tiệc chúc mừng thông báo tên của bé tới mọi người.
Hiện nay, người mẹ thường sẽ xuất viện sau khi sinh từ khoảng 5 đến 7 ngày. Nên mời mời khách đến chúc mừng là quá sớm. Vì vậy thường bỏ qua nghi lễ này. Ở Lễ Thất
Dạ thường sẽ là mọi người trong gia đình đến và chúc mừng sự ra đời của bé, cũng như cầu chúc thật nhiều điều tốt đẹp cho tương lai của em bé.
Con số 7 thì từ xưa đã được sử dụng như là một con số chia tách giống như ta thấy trong Lễ 357 ( Lễ cầu nguyện, cảm tạ và báo cáo với Thần Linh chúc cho đứa trẻ
khôn lớn lúc 3 tuổi, 5 tuổi và 7 tuổi), Lễ cúng Thất Đầu ( Bảy ngày đầu tiên)
Ngày xưa, do tỷ lệ trẻ sống sót sau sinh thấp nên người ta rất coi trọng ngày Lễ chúc mừng cho mẹ và bé bình an vô sự, trải qua thời kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, việc làm giấy khai sinh cũng có thời hạn cố định. Cho dù muộn thì hãy quyết định tên trước khi làm giấy khai sinh cho bé nhé.
Thủ tục khai sinh làm khi nào? Và nộp ở đâu?
Thủ tục khai sinh phải được nộp trong vòng 14 ngày tính cả ngày bé được sinh ra.
*Điểm cần lưu ý: Nếu bạn sinh con ở nước ngoài thì thời hạn nộp là trong vòng 3 tháng.
Vạn nhất trong trường hợp ngoài ý muốn bạn làm thủ tục quá 14 ngày sau khi sinh thì vẫn sẽ được chấp nhận, nhưng bạn nên cố gắng làm thủ tục càng sớm càng tốt
nhé.
Tuy nhiên, với những trường hợp không có lý do gì đặc biệt thì khả năng bạn sẽ phải nộp một khoản tiền phạt. Hãy lưu ý điều này nhé.。
Ngoài ra, trong trường hợp vượt quá 3 tháng thì phải làm những thủ tục cần thiết cho toà án sơ thẩm về lý do quá hạn làm hộ khẩu….Vì vậy, hãy cố gắng nộp giấy nhanh
nhất sau khi sinh nhé.
Ngoài ra, trong trường hợp vượt quá 3 tháng thì cần phải có giấy tờ của Toà Án Sơ Thẩm với lý do đã quá hạn trên「 Thông báo quá hạn làm thủ tục hộ tịch」.Vì vậy, hãy
cố gắng làm thủ tục nhanh chóng nhé.
Nơi làm thủ tục khai sinh là UBND xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của cha hoặc mẹ, hoặc là nơi ở hiện tại của đứa trẻ hoặc là nơi sinh. Nhưng để tiện cho việc xin
trợ cấp nuôi con, thai sản…thì nên nộp tại UBND xã, phường nơi cha mẹ bé đang sống.
Ngoài ra, thủ tục khai sinh có thể làm 24 giờ một ngày, 365 ngày trong 1 năm giống như là đăng ký kết hôn vậy.
Lễ đặt tên cho bé sẽ làm như thế nào?
Lễ đặt tên ( Lễ Thất Dạ) như đã giới thiệu ở trên là ngày thông báo tới mọi người việc mẹ và bé bình an vô sự, cầu chúc cho đứa bé lớn lên khoẻ mạnh trong tương
lai. Cũng là để cho tất cả mọi người biết được tên gọi của đứa bé.
Ngày xưa, đây là ngày để thông báo tên của đứa trẻ mới ra đời, với tư cách là một thành viên của xã hội và địa phương. Và cũng là ngày báo cáo với Thổ
Địa.
Ngày nay, có rất nhiều bà mẹ thường sẽ xuất viện sớm cùng với việc sau sinh sức khoẻ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên chỉ có thể tổ chức buổi lễ này trong gia
đình.
Cách chúc mừng Lễ Đặt Tên như thế nào ?
Lễ đặt tên được tổ chức để chúc mừng việc mẹ tròn con vuông và cầu chúc cho đứa bé lớn lên khoẻ mạnh. Nhưng nghi thức quan trong nhất là việc viết vào bảng tên để
thông báo tên đứa trẻ.
Chính vì vậy Lễ Thất Dạ thường được gọi là Lễ đặt tên.
Cách viết bảng tên cho bé ?
1 Phụng Thư Chỉ (Giấy Bán chỉ - Một loại giấy chuyên dùng để viết thư pháp của Nhật) gấp chúng làm đôi theo chiều ngang, sau đó gập làm 3 theo chiều
dọc.
2 Viết tên của bé ở chính giữa mặt ngoài của tờ giấy
3 Viết chính giữa của mặt trong tờ giấy: mối quan hệ, nơi sinh, ngày sinh của bé.
4 Phía bên trái mặt trong tờ giấy viết ngày tổ chức Lễ Thất Dạ, tên của bố mẹ bé.
*Nếu bạn có nhờ ai đó đặt tên cho bé thì hãy viết cả tên người đó vào nhé.
5 Hãy gấp chúng làm 3 và treo tại bàn thờ Thần hoặc nơi nổi bật trong nhà.
Trên đây là cách viết Bảng tên truyền thống, nhưng hiện tại có rất nhiều người đã đơn giản hoá cách viết. Dưới đây tôi xin giới thiệu cách viết giản lược Bảng
tên.
Cách viết giản lượt Bảng tên.
1 Sử dụng giấy đặt tên để viết.
2 Hàng trên cùng ở giữa tờ giấy sẽ viết [ Mệnh Danh ], phía dưới sẽ viết [ Tên bạn muốn đặt cho bé].
3 Phía bên trái ở dưới sẽ viết ngày sinh tháng đẻ của bé.
4 Treo Bảng tên ở bàn Thờ Thần hoặc tại những nơi nổi bật của ngôi nhà.
Khi viết bảng tên tốt nhất bạn nên dùng bút lông, hãy chuẩn bị mực cùng bút lông để viết tên cho bé. Và hãy dành sự yêu thương để viết nhé.
Trong khi tổ chức lễ đặt tên, thường sẽ lấy dấu tay và dấu chân của bé làm kỷ niệm, bạn cũng đừng quên làm điều này nhé.
Những món ăn nào sẽ được dùng trong Lễ Thất Dạ ?
Khi tổ chức Lễ Thất Dạ thì thông thường những món ăn kiểu Nhật sẽ được chuẩn bị:
Tai no okashiratsuki – Cá hồng nguyên con.
Osekihan – Cơm đậu đỏ.
Các loại Sashimi
Chawan Mushi
Chirashi Sushi -
Chikuzenni – Món thịt gà nấu với nấm, khoai sọ, cà rốt..
Tempura
Tuy nhiên, nên quan tâm tới sức khoẻ của người mẹ sau khi sinh. Có thể đặt dịch vụ ship Sushi về nhà và hãy lựa chọn theo sở thích của mẹ bé nhé.
Em bé được sinh ra bình an vô sự là một điều quan trọng. Nhưng cũng đừng quên thể hiện sự cảm ơn tới người mẹ đã vất vả thế nào khi sinh bé nhé.
Bảng tên sẽ trang trí trong bao lâu?
Sau khi tổ chức xong buổi Lễ Thất Dạ, rất nhiều cha mẹ đã thắc mắc rằng :[ Bảng tên sẽ được trang trí trong bao lâu?
Lúc nào nên cất Bảng tên đi, thực tế thì không hề có thời gian cụ thể.
Nhưng cũng không thể treo chúng mãi được, có một vài hướng dẫn như sau:
1 - Ngày Tokoage của người mẹ đã kết thúc việc sinh nở
* Thời điểm ngày Tokoage là sau khi sinh trong vòng từ 3 tuần đến 1 tháng người phụ nữ sẽ chuyển từ ở cữ trở lại cuộc sống bình thường
2 -Thời điểm đưa các bé tới Đền cầu phúc
* Xem tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé, thường thì sẽ rơi vào khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh
3 - Sau ngày làm thủ tục Khai sinh cho bé.
Nhiều người đã làm theo những hướng dẫn như trên.
Tổng kết lại
Khi một em bé ra đời, quyết định tên cho bé sau đó tổ chức lễ đặt tên sẽ rất bận rộn. Nhưng đây sẽ là bước đầu tiên trong việc nuôi dậy con cái của các ông bố và bà
mẹ. Đó sẽ là một sự kiện đáng nhớ trong đời nên chúng ta hãy vui vẻ tận hưởng điều này nhé.
📰📰ĐỌC BÁO CÙNG VCI - SỐ 12
Nguồn: https://trend-news-today.com/10433.html
Ngày Valentine (14/2) chưa qua được bao lâu, ngày Valentine Trắng (14/3) sắp đến. Valentine Trắng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, và chắc chắn nhiều bạn cũng chưa biết tại sao lại có ngày
Valentine Trắng? Nó bắt nguồn từ đâu? Mang ý nghĩa như thế nào?
Hãy cùng VCI tìm hiểu nhé!
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
.............................................................................................
💑Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Valentine Trắng ? Tại sao lại gọi là Valentine Trắng? Vì sao là ngày 14 tháng 3.
Chỉ sau Valentine (14/02) một tháng là ngày Valentine Trắng (14/03).
Valentine Trắng trở thành nét văn hoá ở Nhật như một ngày để các chàng trai đã nhận socola vào ngày lễ tình nhân Valentine hồi đáp lại tình cảm vơí các cô gái. Nhưng tại sao lại được gọi là
Valentine Trắng?
❤️Và tại sao ngày 14 tháng 3 lại sau ngày Valentine một tháng ?
Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine Trắng tưởng như đã biết mà tại chưa hiểu hết về nó. Tại sao là ngày 14 tháng 3 nhỉ?
❤️Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Valentine Trắng
Thực sự có rất nhiều lý giải cho nguồn gốc của ngày Valentine Trắng.
Có một lý giải rằng, các doanh nghiệp bánh kẹo Nhật Bản tạo ra một chiến dịch bán hàng và tiếp thị về các sản phẩm như kẹo marshmallow, bánh quy, kẹo ngọt trở thành “Món quà đáp lễ”. Trong đó nổi
tiểng nhất là việc ngành sản xuất kẹo ngọt đã tạo ra một chiến dịch với quy mô lớn.
Đầu những năm 1970, nhằm tăng doanh thu cho ngành kẹo ngọt việc tặng kẹo để đáp lễ cho ngày Valentine đã được đề xuất, chiến dịch được tiến hành quy mô lớn tại các TTTM và được đánh giá cao. Nhờ
đó đã đưa nó thâm nhập vào đời sống của nước Nhật như 1 nét văn hoá điển hình.Như vậy đúng là Valentine Trắng là ngày lễ đã được sinh ra ở Nhật Bản.
❤️Ở những nước khác thì có phong tục Valentine Trắng hay không ?
Ngày lễ Valentine Trắng được sinh ra ở Nhật, vào những năm gần đây nó đã bắt đầu phổ biến ở 1 bộ phận các nước Đông Á như là Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.
Còn lại vẫn chưa thấy phong tục này ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Châu Âu và Hoa Kỳ,
❤️Tại sao lại gọi là Valentine Trắng?
14 tháng 2 - ngày lễ tình nhân là ngày vị linh mục Valentine thành Roma ( Valentinus) đã tử vì đạo do chống lại lệnh cấm kết hôn nhằm tăng cường quân đội và đã bí mật cho phép những người yêu
nhau kết hôn.
Ngày lễ tình nhân xuất phát từ tên của Thánh Valentine( Valentinus)
❤️Vậy tại sao ngày Valentine Trắng được gọi là White Day?
Người ta nói rằng tên gọi White Day (Ngày Trắng) - xuất phát từ màu của đường – màu “Trắng“ - một thành phần không thể thiếu trong bánh kẹo hay do nó mang hình ảnh sự thuần khiết và trong
sáng.
Vì nó là ngày được sinh ra vì liên quan tớingành sản xuất bánh kẹo của Nhật, nên có lẽ là do sự liên quan đến màu sắc của đường.
❤️❤️Ngày
Valentine Trắng tại sao lại là ngày 14 tháng 3?
Ngày Valentine Trắng được quyết định ngày 14 tháng 3, vì người ta truyền lại rằng, một cặp đôi được Thánh Valentine (Valentinus) cứu đã kết hôn 1 tháng sau ngày tử vì đạo 14 tháng 2 của vị linh
mục.
💝💝💝💝Đáp
lại món quà trong ngày Valentine Trắng.
Ngày Valentine Trắng trở nên phổ biến như một văn hóa tặng quà đáp lễ của những chàng trai đã nhận socola từ các cô gái vào ngày Valentine.
Ngày trước, cũng có thời kỳ người ta nói rằng ngân sách cho quà đáp lễ trong ngày Valentine Trắng gấp khoảng 3 lần quà đã nhận được từ những cô gái, nhưng hiện nay ngân sách khi nam giới đáp lễ
thường tương đương với giá trị món qùa đã nhận, tiếp theo giá trị gấp 1.5- 2 lần cũng đang dần trở nên phổ biến.
Việc đáp lễ thì phụ thuộc vào mối quan hệ của chàng trai với các cô gái, và có lẽ các cô gái sẽ cảm thấy e ngại khi nhận những món quà đáp lại có giá trị quá lớn.
Đặc biệt xu hướng gần đây nam giới sẽ tìm hiểu sở thích của các cô gái trước khi tặng quà đáp lễ.
❤️Tổng kết
Ban đầu, ngày Valentine Trắng được cho là ngày lễ được tạo ra với mục đích tăng doanh số cho ngành sản xuất bánh kẹo, nhưng ở Nhật hiện nay nó đã thực sự ăn sâu vào tiềm thức như là một ngày lễ
trong năm.
Trước đây quà đáp lại phổ biến là đồ ngọt như là kẹo marshmallow, kẹo ngọt, bánh quy, macaron, nhưng gần đây món quà đáp lại cũng đa dạng hơn, không chỉ bánh keo, mà quà đáp lễ có rất nhiều loại
như trang sức, rượu vang, đồ phụ kiện nhỏ.
Đối với các bạn kỹ sư đang làm việc tại Nhật Bản, visa lần đầu tiên khi mới sang Nhật thường do phía công ty làm giúp, nhưng sau 1,3 hoặc 5 năm khi hết hạn visa, nếu muốn tiếp tục ở lại thì bạn phải tiến hành thủ tục Gia hạn tư cách lưu trú. Thủ tục này có phức tạp hay không, có những điểm gì cần lưu ý? Hãy cùng VCI tìm hiểu vấn đề này nhé!
***P/s: Bạn nào đã từng làm thủ tục gia hạn tư cách lưu trú rồi thì đóng góp ý kiến phía dưới Comment để cho các bạn khác cùng tham khảo nhé***
(Phần nội dung tiếng Nhật các bạn tham khảo ảnh và link đính kèm bài viết)
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
--------------------------------------------------------------------
👩🏫👉GIA
HẠN THỜI GIAN LƯU TRÚ ĐỐI VỚI VISA KỸ SƯ ( TÊN ĐẦY ĐỦ LÀ VISA KỸ THUẬT- TRI THỨC NHÂN VĂN- NGHIỆP VỤ QUỐC TẾ)
📝Giấy tờ cần chuẩn bị
1.1 Đối với các bạn trước đó không chuyển việc
***Phía người xin gia hạn tư cách lưu trú cần chuẩn bị:
(1) 1 Ảnh thẻ 3x4
(2) Hộ chiếu
(3) 在留カード:Thẻ lưu trú
(4) 在職証明書: Giấy xác nhận công việc hiện tại (Xin tại phòng hành chính của công ty bạn đang làm việc)
(5) 住民税の課税証明書: Giấy chứng nhận khoản tiền thuế cư trú phải nộp
(6) 住民税あるいは所得税の納税証明書: Giấy chứng nhận đã nộp các khoản thuế cư trú hoặc thuế thu nhập của năm trước đó
(7) 直前年の源泉徴収票: Bảng tổng kết thu nhập và đóng thuế của năm gần nhất
(8) 健康保険証: Thẻ bảo hiểm y tế
*** Cần nhờ phía công ty chuẩn bị giúp các giấy tờ dưới đây:
(1) Bản sao “Bảng tổng hợp liên quan đến nghĩa vụ đóng thuế”( 法定調書合計表)của năm trước ( Đây là bản kê khai mà phía công ty phải gửi lên cục thuế về nghĩa vụ đóng thuế
của bạn - Có đóng dấu 受付印của cục thuế)
※Chú ý:Đối với các công ty đã lên sàn chứng khoán hay các công ty bảo hiểm, thì cần nộp bản sao của Báo cáo hàng quý, bản sao của các tài liệu chứng minh rằng công
ty đã lên sàn chứng khoán của Nhật, và bản sao giấy phép thành lập công ty được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
(2) 登記事項証明書(履歴事項全部証明書): Giấy chứng nhận đăng ký của công ty (Loại giấy tờ ghi rõ các mốc lịch sử của công ty)
(3) 直近1年の決算書: Bản quyết toán năm gần nhất
(4) Trường hợp bạn có thay đổi nội dung công việc, thì cần nộp thêm bản giải thích chi tiết về lý do và nội dung công việc sau khi thay đổi
----------------------------
1.2 Đối với các bạn trước đó có chuyển việc
***Phía người xin gia hạn tư cách lưu trú cần chuẩn bị:
(1) 1 Ảnh thẻ 3x4
(2) Hộ chiếu
(3) 在留カード: Thẻ lưu trú
(4) 在職証明書: Giấy xác nhận công việc hiện tại (Xin tại phòng hành chính của công ty bạn đang làm việc)
(5) 履歴書: Sơ yếu lý lịch ( Hay còn gọi là CV)
(6) 大学等の卒業証明書: Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng...
(7) Giấy chứng nhận về kinh nghiệm của bản thân liên quan tới nội dung công việc hiện tại
(8) 住民税の課税証明書: Giấy chứng nhận khoản tiền thuế cư trú phải nộp
(9) 住民税あるいは所得税の納税証明書: Giấy chứng nhận đã nộp các khoản thuế cư trú hoặc thuế thu nhập của năm trước đó
(10) 直前年の源泉徴収票: Bảng tổng kết thu nhập và đóng thuế của năm gần nhất
(11) 申請理由書: Bản trình bày lý do xin gia hạn tư cách lưu trú
(12) 健康保険証: Thẻ bảo hiểm y tế
*** Cần nhờ phía công ty chuẩn bị giúp các giấy tờ dưới đây
(1) Bản sao “Bảng tổng hợp liên quan đến nghĩa vụ đóng thuế” của năm trước
(2) 雇用契約書: Hợp đồng tuyển dụng của công ty với bạn
(3) Tài liệu giới thiệu công ty, như Pamphlet chẳng hạn ( Có các nội dung: Lịch sử hình thành công ty, các thành viên trong ban quản trị, cơ cấu tổ chức, nội dung
công việc, các đối tác chính, thành tích kinh doanh thực tế,... được viết một cách cụ thể chi tiết)-
※Nếu không có thì bạn hãy lên Website của công ty in tất cả các trang ra nhé!
(4) 登記事項証明書(履歴事項全部証明書): Giấy chứng nhận đăng ký của công ty
(5) 直近1年の決算書: Bản quyết toán năm gần nhất
(6) 採用理由書・事業計画書: Bản trình bày lý do tuyển dụng, bản kế hoạch công việc của công ty đối với bạn
⚠️Đối với trường hợp có chuyển việc, bạn nên bố trí thời gian xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lao động (就労資格証明書) để việc xin gia hạn tư cách lưu trú thuận lợn hơn nhé.
---------------------------
⭐️⭐️⭐️CÁC
LƯU Ý (Tham khảo trên trang web của Bộ tư pháp Nhật Bản)
(1) Ngoài các giấy tờ bên trên, bạn cần nộp kèm ĐƠN XIN GIA HẠN TƯ CÁCH LƯU TRÚ. Đơn này sẵn có tại Văn phòng xuất nhập cảnh địa phương. Hoặc bạn có thể tải về từ
trang web của Bộ tư pháp ở link dưới đây:
http://www.moj.go.jp/ONLINE/IMMIGRATION/16-3-1.html
(Mục số 8)
(2) Thời gian xin gia hạn: Trước ngày hết thời hạn lưu trú 3 tháng.
(3) Nơi nộp:
Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương ( Có thể tham khảo địa chỉ tại website của Cục quản lý xuất nhập cảnh: http://www.immi-moj.go.jp/soshiki/index.html,
hoặc Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú của người nước ngoài:
http://www.immi-moj.go.jp/info/index.html) Số điện thoại hỗ trợ 0570-013904
(4) Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
Buổi sáng từ 9h-12h, chiều từ 13h-16h các ngày làm việc
(5) Chi phí và thời gian xử lý hồ sơ
- Khi nhận được visa mới thì bạn cần đóng 4000 Yên
- Thời gian xử lý theo quy định: từ 2 tuần đến 1 tháng, có thể dài hơn nếu trong quá trình thẩm tra hồ sơ Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ
khác.
* Nguồn bài viết: https://www.mintetsu.or.jp/activity/enquete/2019.html
* Nguồn ảnh: https://toyokeizai.net/articles/-/181341 - (東武鉄道はポスターでドア横の迷惑行為に注意を促す)
🚅🚈Tàu
điện không chỉ là hình ảnh đại diện cho sự phát triển khoa học công nghệ của Nhật Bản mà còn là phương tiện di chuyển của đại đa số người dân Nhật. Chính vì thế, văn hoá sử dụng nhà ga & tàu
điện tại Nhật cũng là điều mà chúng ta khi sang Nhật du học hoặc đi làm cần lưu ý .
--------------------------------------------------------------
🚉🚋BẢNG
XẾP HẠNG CÁC HÀNH VI ỨNG XỬ GÂY KHÓ CHỊU TẠI NHÀ GA & TÀU ĐIỆN NĂM 2019
⚡️Lần đầu tiên sau 10 năm, “Cách ngồi trên ghế” bị xếp vào vị trí đầu tiên trong số các hành vi gây khó chịu.
🚊Hiệp hội Đường Sắt Tư Nhân Nhật Bản (Chiyoda-ku, Tokyo) trong vòng hai tháng từ ngày 1 tháng 10 (thứ ba) đến ngày 30 tháng 11 (thứ bảy) năm nay, đã tiến hành “Khảo Sát về cách ứng xử tại nhà ga và tàu điện " trên trang web của mình và đã nhận được câu trả lời từ 2.676 người .
Theo kết quả khảo sát, có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng (các hành vi gây khó chịu) so với năm ngoái. Hành vi về “Cách ngồi trên ghế (không ngồi khép lại, hoặc duỗi chân quá dài, v.v.)” từ vị trí thứ ba của năm ngoái đã bị xếp ở vị trí đầu tiên của năm nay. Trong đó hơn 60% số người tham gia khảo sát cảm thấy khó chịu với hành vi “không ngồi gọn”.
Tiếp theo đó vị trí thứ 4 của năm ngoái - "Hành vi khi lên xuống tàu (đứng quá gần cửa ra vào, v.v.)" – đứng thứ 2 năm nay, vị trí thứ nhất của năm ngoái - "Cách cầm và đặt hành lý", đứng thứ 3 và "Cách sử dụng điện thoại (vừa đi bộ vừa sử dụng điện thoại hoặc âm thanh phát ra khi sử dụng điện thoại gây khó chịu) đứng ở vị trí thứ 4. Như vậy, thấy rằng rất nhiều người cảm thấy phiền toái với những hành động này.
🙆♀️ Ngoài ra, cũng có những câu trả lời về các hành vi mang lại cho người khác "cảm giác vui vẻ" hoặc "ấm áp" như "Giúp đẩy xe nôi của trẻ em khi lên tàu" và " Trẻ em nhường chỗ cho phụ nữ mang thai".
🚫 Mặt khác, 44,3% số người được hỏi cho rằng các hành vi ứng xử tại nhà ga và tàu điện đã “Không thay đổi”.
⚠️ Để có thể sử dụng nhà ga và tàu điện một cách an toàn và thoải mái, từ nay về sau mong mọi người nâng cao nhận thức và hợp lực cùng nhau.
(Mời các bạn xem Bảng Xếp Hạng & Kết quả Khảo sát ở các ảnh đính kèm bài viết)
💝 Bên cạnh những hành vi ứng xử gây khó chịu thì cũng có những hành vi cư xử khiến cho khách hàng cảm thấy "vui vẻ" hoặc "ấm áp".
😇 Khi sử dụng tàu điện hoặc nhà ga, những hành vi cư xử khiến khách hàng cảm thấy "hạnh phúc" hoặc “ấm áp”, như "Giúp đẩy xe nôi của trẻ em khi lên tàu" hoặc " Trẻ em nhường
chỗ cho phụ nữ mang thai" nhận được nhiều câu trả lời từ người tham gia khảo sát.
(Ảnh đính kèm là một số trường hợp cụ thể)
☘️Tóm lược khảo sát
○Thời gian khảo sát: Ngày 1 tháng 10 (Thứ ba) - Tháng 30 tháng 11 (Thứ 7), 2019
○ Nội dung: Khảo sát về hành vi ứng xử tại nhà ga và tàu điện
○ Phương pháp khảo sát: Được thực hiện trên trang chủ của công ty đường sắt
○Tổng số phản hồi: 2.676 người
---------------------------------------------------------------------
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
Nguồn:https://www3.nhk.or.jp/
"Kỳ thi kỹ năng đặc định bao giờ thì tổ chức ở Việt Nam? Đi thực
tập sinh hết 3 năm về có đi diện kỹ năng đặc định được không? Đi theo diện này có đưa đón gia đình sang được không?"...
….
Thời gian vừa qua VCI cũng đã nhận được khá
nhiều câu hỏi của các bạn liên
quan đến chương trình “Kỹ năng đặc định” của Nhật. Dù chưa có công bố chính thức về thời gian tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định ở Việt Nam nhưng những thông tin liên quan đến chương trình này luôn
được đông đảo các bạn quan tâm.
Bạn nào có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về chương trình này có thể comment hoặc inbox trực tiếp cho VCI nhé. Trong phạm vi tìm hiểu VCI sẽ giải đáp thông tin cho các bạn. Hi vọng bài dịch dưới
đây cũng sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn đang có mong muốn quay lại Nhật theo diện “Kỹ năng đặc định”.
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
....
HỖ TRỢ KẾT NỐI GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI ( KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH)
Cùng với việc điều chỉnh chính sách đối ứng tăng cường hoà nhập với người nước ngoài, những chính sách hỗ trợ tuyển dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhở ở địa phương hiện đang rất được quan tâm
nhằm hạn chế việc lao động nước ngoài theo diện tư cách mới “Kỹ năng đặc định” tập trung vào các thành phố lớn. Chính phủ đã mở cuộc họp với bộ ban ngành có liên quan và sửa đổi chính sách đối
ứng tăng cường hoà nhập với người nước ngoài đã được thông qua vào tháng 12/2018.
Vào tháng 4 năm nay, tư cách lưu trú mới theo diện kỹ năng đặc định bắt đầu triển khai. Nhằm hạn chế số người nước ngoài theo diện tư cách mới đó tập trung tại các thành phố lớn, chính phủ sẽ hỗ
trợ kết nối và tạo ra 1 hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết cho cả phía lao động nước ngoài và các công ty vừa và nhỏ ở địa phương.
Bên cạnh đó là việc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia kỳ thi kỹ năng đặc định tại Nhật cho cả những đối tượng lưu trú ngắn ngày với mục đích như du lịch…
Mặt khác, để tạo môi trường thuận lợi cho du học sinh dễ dàng tìm kiếm việc làm, chính phủ cũng sẽ đơn giản hoá thủ tục chuyển đổi tư cách từ “Du học” sang “Lao động”, đồng thời thúc đẩy chương
trình thực tập tại Nhật (internship).
Cuộc họp ngày 20/12 cũng đưa ra thông tin về số người nước ngoài đang cư trú tại Nhật theo diện kỹ năng đặc định tính đến cuối tháng 11 là 1019 người.
“Cần xúc tiến nhanh việc tiếp nhận nguồn lao động nước ngoài” theo ngài Mori – bộ trưởng bộ Tư pháp
Trong cuộc họp báo sau hội nghị, ngài Mori - bộ trưởng bộ Tư pháp phát biểu: “Theo như những biện pháp đối ứng đã được quyết định trong ngày hôm nay tôi nghĩ rằng việc tiếp nhận người lao động
nước ngoài sẽ được xúc tiến nhanh chóng. Cho đến nay có khoảng 5000 người đã đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định, thông qua hiệp định với bộ phụ trách của các nước, tôi mong muốn từ nay về sau sẽ xúc tiến
mạnh mẽ hơn nữa việc tiếp nhận nguồn lao động nước ngoài.”
Nguồn: https://trend-news-today.com/13267.html
Chắc hẳn cứ mỗi dịp Giáng sinh các bạn đều băn khoăn nên tặng quà gì?
VCI hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc lựa chọn quà Giáng Sinh.
VCI cũng xin gửi lời chúc tới toàn thể bạn đọc có một Giáng sinh vui vẻ, ấm áp bên gia đình và bạn bè ! 🧡🧡🧡🧡
********************************************************
GỢI Ý CÁC LOÀI HOA TẶNG TRONG DỊP GIÁNG SINH VÀ GIỚI THIỆU Ý NGHĨA CỦA CHÚNG
Cứ mỗi mùa Giáng sinh tới, chúng ta có thể thấy rất nhiều người lựa chọn mua hoa làm quà tặng.
Mỗi năm vào dịp Giáng Sinh có thể thấy được cảnh tượng tuyệt vời và ấm áp khi mọi người dành nhiều tâm tư cùng lòng biết ơn để lựa chọn những món quà gửi đến người
mình yêu và gia đình.
Vào thời điểm này có rất nhiều câu hỏi kiểu như: “Nên tặng quà Giáng sinh gì nhỉ?”
Do vậy lần này tôi sẽ giới thiệu những loại hoa nên tặng vào mỗi dịp Giáng Sinh và ngôn ngữ của chúng.
------------------------------------------------------------
Hoa Hồng:
Nếu nói đến Nữ hoàng của các loài hoa thì chắc hẳn là Hoa Hồng và cũng là Vua của những món quà.
Dù là mùa nào trong năm, thì đây vẫn là loài hoa rất được ưa chuộng trong các dịp quan trọng và ngày cả trong dịp Giáng sinh nó cũng là loài hoa bán được nhiều
nhất.
Đặc biệt là hoa Hồng Đỏ do có màu sắc Giáng Sinh nên rất được ưa chuộng, thế nhưng những năm gần đây các màu sắc khác như “ Trắng ” “ Hồng ” hay “ Xanh ” cũng đang
dần được đông đảo mọi người yêu thích.
Cũng có nhiều khách hàng muốn mua những chậu hoa hồng mini cho gia đình. Không chỉ những người yêu nhau mà đây là loài hoa được tất cả mọi người yêu
thích.
Ý nghĩa của Hoa Hồng là gì?
Tuỳ thuộc vào màu sắc mà ý nghĩa cũng sẽ thay đổi, vì vậy có lẽ các bạn nên chọn tuỳ theo ý nghĩa của từng loài.
- Hoa Hồng Đỏ: “ Em yêu anh ” “Tình Yêu ” “Vẻ Đẹp ” “Đam Mê” “Tình Yêu Mãnh Liệt”
- Hoa Hồng Trắng: “Thuần Khiết” “Em là người phù hợp với anh” “Tôn Thờ”
- Hoa Hồng Hồng: “ Thanh Lịch” “ Đẳng cấp” “ Cảm kích”
- Hoa Hồng Xanh: “ Giấc Mơ Thành Sự Thật ” “ Không Có Khả Năng ” “ Kỳ Tích ” “ Sự Chúc Phúc của Thần linh”
Ý nghĩa của Hoa Hồng Vàng là “ Tình Yêu Phai Nhoà” “ Sự Ghen Tị” “ Tình Bạn” vì vậy vào dịp Giáng Sinh bạn nên tránh tặng hoa vàng cho người quan
trọng.
------------------------------------------------------------
Hoa Cúc Ping Pong ( Chrysanthemums)
Hoa Cúc Ping Pong là một loài hoa có hình dáng đáng yêu, khi nở chúng sẽ có hình dáng như một quả bóng bàn.
“ MaMu” là tên gọi tiếng Anh của hoa cúc, loài hoa này thuộc họ cúc.
Tại những cửa hàng hoa, sẽ bày bán những cành Cúc Ping Pong, ngoài ra chúng còn được bó thành những bó hoa hay những lẵng hoa xinh xắn.
Vào dịp Giáng Sinh thì màu trắng và màu đỏ là hai màu được ưa chuộng nhất.
Ý Nghĩa của hoa Cúc Ping Pong?
- “ Anh yêu em ”
- “ Thanh Cao ”
- “ Chân Thật ”
- “ Cao Quý ”
Ngôn ngữ của loài hoa này thật sự tuyệt đẹp. Hoa cúc PingPong còn được bàn tay sáng tạo của con người kết thành những quả cầu hoa và trở thành một món quà độc
đáo.
------------------------------------------------------------
Hoa Trạng Nguyên ( Poinsettia )
Với sự tương phản của màu đỏ rực rỡ với xanh lá hoa Trạng nguyên chính là màu sắc của Giáng Sinh.
Với màu đỏ đầy sức sống toả sáng vào dịp Giáng sinh nó rất được mọi người yêu thích và được gọi bằng những cái tên thân thương như “ Hoa Giáng Sinh ”, “ Ngôi Sao
Giáng Sinh ”.
Hầu hết chúng sẽ được trồng trong những chiếc chậu và bày bán. Nếu bạn chăm sóc tốt hàng năm chúng sẽ nở ra những bông hoa với màu sắc tuyệt vời nên bạn có thể
thưởng thức chúng một thời gian dài.
Ý nghĩa của Hoa Trạng Nguyên ?
- “ Chúc Phúc ”
- “ Cầu Chúc May Mắn ”
- “ Trái Tim Tôi Bùng Cháy ”
- “ Thanh Khiết ”
- “ Hãy tươi tỉnh lên ”
Hoa trạng nguyên đã dần trở thành một loài hoa dùng để trang trí vào mỗi dịp Giáng Sinh. Các bạn vui lòng tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về cách trồng
và lịch sử của loài hoa này nhé.
Link bài báo về Hoa trạng nguyên: https://trend-news-today.com/13248.html
------------------------------------------------------------
Cây Hoa Anh Thảo ( Cyclamen )
Nếu nói đến Giáng Sinh thì hoa Trạng nguyên rất nổi tiếng, nhưng cũng có một loài hoa được trồng trong chậu đem bán mà tôi muốn giới thiệu tới các bạn là Hoa Anh
Thảo.
Loài hoa này chịu lạnh rất tốt nên chúng được ưu ái gọi bằng cái tên Hoa Mùa Đông
Thêm nữa, Hoa Anh Thảo với những chiếc lá nhẹ nhàng bao quanh những cánh hoa như chiếc váy của một quý cô thanh lịch, nên nó tạo được một sự thu hút lới khi ngắm
nhìn hình dáng đẹp đẽ đó.
Loài hoa này có nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau trên thị trường, vì vậy bạn có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với đối phương.
Ý Nghĩa của Cây Hoa Anh Thảo?
- Ý nghĩa chung của cây hoa Anh Thảo: “ Ngại Ngùng ” “ Rụt Rè ” “ Nhút Nhát ” “Thẹn Thùng ”
- Hoa Anh Thảo Màu Đỏ: “ Ghen Tị ”
- Hoa Anh Thảo Màu Trắng: “ Trong Sáng ”
- Hoa Anh Thảo Màu Hồng: “ Ngưỡng Mộ ” “ Nhút Nhát ” “ Thẹn Thùng ”
Ngôn ngữ của Hoa Anh Thảo là “ Ngại Ngùng ” “ Rụt Rè ” “ Nhút Nhát ” “ Thẹn Thùng ” bắt nguồn từ thực tế là những bông hoa anh thảo sẽ nở cụp xuống phía dưới để bảo
vệ phấn hoa khỏi mưa, trông như là nó đang xấu hổ.
Ngoài ra, ý nghĩa của hoa anh thảo đỏ là “ Ghen Tị ” là do những cánh hoa cụp vào trông như ngọn lửa khiến người ta liên tưởng đến lòng đố kỵ bùng
cháy.
Các bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về lý do tại sao cây hoa anh thảo được gợi ý cho mùa Giáng Sinh và cách trồng loài hoa này
nhé.
https://trend-news-today.com/13263.html
------------------------------------------------------------
Hoa Đông Chí ( Christmas Rose ) hay còn gọi là Hoa Hồng Giáng Sinh
Chúng được đặt tên như vậy là vì cứ đến Giáng sinh là những bông hoa trắng trông giống như hoa hồng này lại nở rộ. Ngoài ra chúng còn được yêu thích vì người ta
thấy được sự thanh khiết từ hình dáng những cánh hoa hơi cụp xuống và sự dẻo dai vì có thể nở rộ trong thời tiết lạnh.
Nếu như chúng được trồng trong chậu và chăm sóc tốt thì bạn có thể thưởng thức chúng trong một thời gian dài chứ không chỉ có dịp Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết xưa, khi chúa Jesus được sinh ra, những người mục đồng cùng một thiếu nữ tên gọi Maderon đã chạy đến chúc phúc. Khi thiếu nữ Maderon nghèo khóc
vì không có nổi một món quà để tặng thì Thiên sứ đã xuất hiện và khi ngài cứ chạm vào mặt đất là những bông hoa Giáng sinh hiện ra. Maderon đã hái những bông hoa đó đem tặng Jesus.
Ý Nghĩa Của Hoa Đông Chí?
- “ Sự Đồng Cảm ”
- “ Hồi Tưởng ”
- “ Xin Đừng Quên Tôi ”
- “ Xin Hãy Mang Những Bất An Khỏi Tôi ”
- “ An Ủi ”
- “ Lời đồn xấu ”
Ngôn ngữ của hoa Đông Chí : từ những bông hoa nở rủ xuống có thể khiến chúng ta liên tưởng tới nhiều thứ.
Trong số đó, mỗi năm khi ngắm nhìn loài hoa này tôi cảm thấy từ “ Sự Đồng Cảm ” là phù hợp nhất.
Sự thanh khiết từ hình dáng những cánh hoa hơi cụp xuống và sự dẻo dai khi chúng có thể nở rộ trong thời tiết lạnh, tôi cảm thấy nó như một người phụ nữ Nhật Bản
truyền thống xưa và đó là một trong số những loài hoa tôi rất yêu thích.
------------------------------------------------------------
Tổng Kết:
Mọi người sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được những bó hoa trong dịp Giáng Sinh.
Tôi rất vui nếu trong dịp Giáng sinh, các bạn vừa nghĩ tới những người quan trọng và vừa tham khảo bài này để lựa hoa.
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc.
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi mới quay lại đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
Nguồn http://www.jtsa.or.jp/new/koutsuhou-kaisei.html
🚘🚘NHỮNG
SỬA ĐỔI TRONG LUẬT GIAO THÔNG Ở NHẬT
Luật giao thông đường bộ được sửa đổi phù hợp với tình trạng giao thông gần đây.
Dưới đây là những điểm sẽ được sửa đổi .
Những điểm sửa đổi của luật giao thông đường bộ gần đây.
Thực thi ngày 1 tháng 12 năm 2019
✅Điều chỉnh quy định nhằm đưa ra đối sách liên quan tới vấn đề như sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông.
Những năm gần đây, cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh, những vụ tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại di động có xu hướng gia tăng và xảy ra cả những vụ tai nạn gây chết người thương tâm. Vì vậy, cùng với việc tăng cường xử phạt số điểm vi phạm và mức tiền phạt cũng tăng lên với hành vi sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông.
📝Tăng cường xử phạt
❌Các loại vi phạm- Sử dụng điện thoại di động... (gây nguy hiểm khi tham gia giao thông)
❌Hình thức xử phạt
(phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt tiền dưới 30 man)
❌Điểm số vi phạm- 6 điểm (tước giấy phép lái xe)
❌Ghi chú- Đối tượng là toàn bộ các hành vi nằm ngoài phạm vi xử lý của bộ luật hình sự.
📍Gây nguy hiểm khi tham gia giao thông là gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông do các hành vi như sử dụng điện thoại di động,...
❌Loại vi phạm - Sử dụng điện thoại di động (cầm điện thoại khi lái xe)
❌Hình thức xử phạt - Phạt tù dưới 6 tháng hoặc phạt tiền dưới 10 man
❌Điểm số vi phạm - 3 điểm
❌Số tiền phạt
💲Xe cỡ lớn 2man 5 sen
💲Xe cỡ trung 1 man 8 sen
💲Xe 2 bánh (dung tích xi lanh trên 50cc) 1 man 5 sen
💲Xe gắn máy (dung tích xi lanh dưới 50cc) 1 man 2 sen
📍Cầm điện thoại khi lái xe là việc sử dụng điện thoại di động, hoặc tập trung nhìn vào màn hình điện thoại,...
📝Bổ sung thêm lỗi bị tước giấy phép lái xe
Đối với trường hợp sử dụng điện thoại di động gây thương vong về người, sẽ tạm thời bị tước giấy phép lái xe. Theo đó, cảnh sát trưởng quản lý địa bản nơi xảy ra
tai nạn có thể tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (tạm tước giấy phép lái xe) tối đa 30 ngày.
✅Điều chỉnh quy định liên quan đến cấp lại giấy phép lái xe và giấy xác nhận lý lịch lái xe
📝Nới lỏng điều kiện cấp lại giấy phép lái xe
Có thể đăng ký xin cấp lại giấy phép lái xe không chỉ trong trường hợp giấy phép lái xe bị mất hay hư hại, mà cả trong trường hợp đổi tên hoặc đổi địa chỉ cũng có
thể đăng ký xin cấp lại giấy phép lái xe.
📝Xem xét lại điều kiện cấp giấy xác nhận lý lịch lái xe
Không chỉ với những người chủ động nộp lại giấy phép lái xe, mà cả những người có giấy phép lái xe hết liệu lực (bằng lái xe bị hết hiêu lực mà không gia hạn) đều
có thể xin cấp giấy xác nhận lý lịch lái xe. Ngoài ra, nơi đăng ký xin đã được thay đổi từ uỷ ban an toàn tỉnh thành phố nơi đăng ký thu hồi giấy phép lái xe sang uỷ ban an toàn tỉnh thành phố
nơi sinh sống.
Thực thi từ ngày 23 tháng 5 năm 2020
✅Bổ sung quy định liên quan tới ứng dụng thực tế tính năng lái xe tự động của ô tô
📝Bổ sung quy định liên quan đến định nghĩa về thiết bị tự hành
Dù trong trường hợp sử dụng cụm từ “thiết bị tự hành” được quy định trong luật giao thông vận tải đường bộ thì nó cũng vẫn bao hàm trong cụm từ “lái xe” được quy
định trong luật giao thông đường bộ. Theo đó, cho phép tự lái ở cấp độ 3 nghĩa là hệ thống sẽ thao tác lái xe chỉ với tốc độ và điều kiện thời tiết nhất định, trong trường hợp khẩn cấp sẽ chuyển
sang chế độ lái tay.
📝Điều chỉnh quy định liên quan đến nghĩa vụ của người lái xe khi sử dụng thiết bị tự lái
Trong một số trường hợp, người lái xe bị cấm sử dụng chế độ lái xe tự động, và buộc phải chuyển sang chế độ lái tay. Thêm nữa, trong trường hợp sử dụng chế độ tự
lái thích hợp thì không áp dụng quy định cấm sử dụng điện thoại di động hay tập trung vào màn hình định vị ô tô.
📝Bổ sung quy định liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu bằng thiết bị ghi lại dữ liệu hành trình
Đối với những xe được trang bị chế độ lái tự động, sẽ bị cấm lái xe khi thiết bị ghi lại dữ liệu hành trình không thể ghi lại thông tin chính xác, nhằm xác định do
lỗi của thiết bị trên xe hay điều tra rõ nguyên nhân của vụ tai nạn. Thêm nữa, chủ xe phải có nghĩa vụ đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu hành trình cũng đồng thời được ghi trên 1 thiết bị khác.
❌Các loại vi phạm
🚫Vi phạm điều kiện sử dụng thiết bị tự hành
🚫Thiếu thiết bị ghi lại dữ liệu hành trình
🚫Thiết bị tự hành có lỗi
❌Điểm số vi phạm - 2 điểm
❌Số tiền phạt
💲Xe cỡ lớn 1 man 2 sen
💲Xe cỡ trung 9 sen
💲Xe 2 bánh (dung tích xi lanh trên 50cc) 7 sen
💲Xe gắn máy (dung tích xi lanh dưới 50cc) 6 sen
Trong doanh nghiệp Nhật Bản việc trao đổi mail là rất cần thiết.
Nếu bạn không biết những マナー cơ bản khi đối ứng email có thể gây ra hiểu lầm hoặc thất lễ. Hôm nay VCI giới thiệu 1 số những nguyên tắc cơ bản khi viết mail
business. Hy vọng nó sẽ giúp phần nào cho các bạn.
( Nội dung này nằm trong giáo trình hiện VCI dùng để dạy tại các lớp học ở VCI. Bạn nào muốn tham gia hãy nhanh chóng ib cho VCI nhé!)
📫Cách gửi mail cơ bản
Trước tiên, hãy cùng phân biệt cách sử dụng { “TO”, “CC”, “BCC”}
📩To : Địa chỉ email của người bạn muốn họ nhận và reply mail.
📩CC : Địa chỉ email của người mà bạn muốn chia sẻ nội dung email nhưng không phải là người nhận chính. ( Sử dụng trong trường hợp dù cho người nhận chính biết địa chỉ email của
những người này cũng không sao)
📩BCC : Địa chỉ email của người mà bạn muốn chia sẻ nội dung email nhưng không phải là người nhận chính và những người nhận khác sẽ không nhìn thấy địa chỉ email của những người
này.
(Thường sử dụng trong trường hợp muốn bảo mật địa chỉ email của người trong BCC hoặc không muốn những người nhận khác biết là bạn chia sẻ thông tin cho người trong
BCC)
📩件 名 : (tiêu đề ) cần đặt đúng nội dung, ngắn gọn, dễ hiểu
📎添 付 : (file gửi đính kèm) Dung lượng file thường được giới hạn tối đa 2MB. Trong trường hợp vượt quá dung lượng cho phép thường bạn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây như
iCloud và Dropbox, OneDirve, Cloud service, Firestorage.
📩Không định dạng dưới dạng HTML, mà định dạng dưới dạng văn bản.
📩Nếu mở bằng máy tính thì một dòng khoảng từ 30 đến 35 chữ sẽ xuống dòng. Trong trường hợp dùng smartphone thì không cần xuống dòng giữa chừng.
📩Không sử dụng chức năng thông báo mở thư hoặc đánh dấu quan trọng trừ khi đó là vấn đề thực sự quan trọng.
📩Trước khi gửi email, nhất định phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
🔍Check list trước khi gửi email.
Xem có viết nhầm, thiếu, hay thừa chữ hay không ?
Tên đã chính xác chưa?
Địa chỉ đã đúng chưa?
File đính kèm có bị bỏ sót hay không ?
※ Có cả những trường hợp người ta gửi email để xác nhận lại nội dung đã trao đổi qua điện thoại.
📬Nguyên tắc cơ bản khi trả lời email
Khi trả lời email, trong thương mại sẽ có những quy ước ngầm .
📩 Hồi âm lại nhanh nhất có thể
Dù bạn có bận như thế nào chăng nữa, cũng phải chia thời gian để check email vào sáng, trưa, chiều. Sau khi đọc không được bỏ qua, hãy cố gắng trả lời trong vòng 24
tiếng .
📩Trích dẫn mail khi trả lời
Việc trả lời có trích dẫn email của người gửi để tham khảo nội dung email của cả đổi phương là một trong số điều cơ bản của business. Và không cần thiết phải thay
đổi tiêu đề email.
📩Nội dung khác phải dùng một email khác
Trong trường hợp cần nói về một nội dung khác trong khi trả lời email, thì bạn cần phải viết thành một email mới để gửi .
⌨️Q&A Khi thế này thì phải làm gì?
📩Gửi nhầm mail cho người khác .
Vào thời điểm nhận ra là gửi nhầm email, ngay lập tức gửi email xin lỗi và đồng thời nhờ người nhận xoá email đó. Hãy tạo thói quen xác nhận kỹ trước khi gửi để
không xảy ra tình trạng gửi nhầm email.
📩 Lỡ gửi email đang viết dở
Trường hợp lỡ gửi email đang viết dở, thì hãy gửi lại nội dung email chính xác với hình thức trích dẫn nội dung email đã gửi nhầm. Và đừng quên kèm theo câu xin
lỗi.
📩Khi đối phương nhầm tên của mình thì nên phản hồi như thế nào?
Trường hợp rõ ràng rằng email được gửi đến là của người khác thì nên phản hồi cho đối phương. Còn nếu không phải trường hợp như vậy ( khi mình đúng là người nhận
nhưng đối phương viết sai tên) thì chỉ cần xưng danh lại khi gửi email trả lời chứ không cần thiết phải có phản hồi gì đặc biệt.
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc. Vì vậy, bắt đầu từ tuần này VCI sẽ cùng
các bạn rèn thói quen đọc báo nhé!
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi hẵng quay về đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
Nguồn: https://www.asahi.com/
Đã bạn nào từng ăn thử nhà hàng này ở Tokyo chưa? Cuối bài có 1
list các nhà hàng 3* Michelin danh giá theo xếp hạng Tokyo 2020 mới nhất. Các bạn hãy thử trải nghiệm và khoe ảnh Checkin với mọi người ở dưới bình luận nhé!!!
🍣🍣NHÀ
HÀNG SUSHI NỔI TIẾNG SUKIYABASHI JIRO BỊ LOẠI KHỎI MICHELIN GUIDE- THÔNG BÁO MỚI NHẤT🍣🍣
Công ty lốp xe Michelin Nhật Bản vào ngày 26 đã công bố “Michelin Guide Tokyo 2020”, xếp hạng bằng đánh giá sao của các nhà hàng ăn uống và nhà nghỉ, khách sạn. Trong lĩnh vực ẩm thực với hạng
cao nhất 3* có 11 cửa hàng , 2* có 48 cửa hàng và 167 cửa hàng 1*. Một cửa hàng 3* mới là “Kadowaki” ( Nhà hàng đồ ăn Nhật , ở Minato ku), đã được tăng bậc từ hạng 2* năm ngoái. Hạng 2* có sự
xuất hiện của một cái tên mới, đó là cửa hàng “INUA” (ẩm thực sáng tạo, Chiyoda ku) . Thế nhưng cửa hàng Sukiyabashi Jiro (Kinh doanh Sushi / Chuo ku), từng nhận được xếp hạng 3* từ năm 2008 tại
Tokyo, vì lý do khách thông thường không thể đặt chỗ được nên không được đánh giá và bị loại khỏi bảng xếp hạng. Giống như trường hợp cách đây 10 năm của cửa hàng “Sushi Saito” (Kinh doanh Sushi/
Minato ku) đã từng được xếp hạng 3* .
Hạng mục “Bib Gourmand”- đánh giá dựa trên mức độ thoả mãn của khách hàng trên mức giá có 238 nhà hàng, tuy không có nhà hàng mới nào được thêm nhưng bằng món ramen được cả khách du lịch nước
ngoài yêu thích thì có 4 cửa hàng: “Nishiogito” ( Suginami ku ) , “Mì Trung Hoa Hachigo” (Chuo-ku), “Mỳ Trung Hoa Kotetsu” ( Setagaya-ku ) và “Junteuchi Mentomirai”( Setagaya-ku ) nhận thêm được
những đánh giá mới.
Ông Paul Perinio- Giám đốc công ty lốp xe Michelin Nhật Bản, tại hội nghị đã phát biểu như sau: “Thành phố Tokyo với tốc độ thay đổi chóng mặt, thì việc xuất hiện nhiều cửa hàng mới trong danh
sách xếp hạng là một đặc trưng. Lượt xem bảng đánh giá xếp hạng Michelin bản tiếng Anh trên website hàng năm đang không ngừng tăng lên. Chúng tôi mong muốn có thể chỉ dẫn nhiều hơn nữa cho khách
du lịch nội địa”
Bảng đánh giá xếp hạng sẽ được bán tại các nhà sách trên toàn quốc từ ngày 29 tháng 11.
Theo bảng xếp hạng “ Michelin Guide Tokyo 20120”, Kadowaki Toshiya (59 tuổi)- chủ nhà hàng kinh doanh món ăn Nhật“Kadowaki” ở Minato-ku, nơi lần đầu đạt đánh giá 3*, đã nói: “Cửa hàng của tôi hơn
10 năm nay chỉ đạt đánh giá 2*, tôi đã luôn suy nghĩ rằng có lẽ nó còn thiếu một thứ gì đó. Với mục tiêu trở thành cửa hàng mà khách luôn muốn quay lại lần nữa, việc đạt đánh giá 3* khiến tôi vừa
bất ngờ vừa hạnh phúc. Sẽ thật tốt khi nó trở thành nguồn khích lệ với các nhân viên trẻ tuổi.”
Đặc sản của cửa hàng vào mùa đông là, Cua Matsuba, cá nóc, nấm cục trắng và nhiều thực phẩm cao cấp khác. Cửa hàng với 20 quầy tính tiền, 30% khách hàng là người nước ngoài và chủ yếu là người
châu Á.
“Nếu bạn không thích ăn cá nguyên con thì chúng tôi sẽ phục vụ loại khác. Chúng tôi không thu hẹp hoạt động kinh doanh mà đang cố gắng truyền tải những điều tuyệt vời của ẩm thực Nhật Bản. Chúng
tôi luôn cố gắng để mỗi lần thực khách ghé thăm đều có thể tận hưởng. Món ăn chính là tượng trưng của sự hòa bình, là mong muốn kết nối giữa những đầu bếp vượt trên giới hạn quốc giá. Chúng tôi
sẵn sàng chào đón cả những ứng viên đang học việc”
⭐️⭐️⭐️Danh
sách các cửa hàng 3* tại TOKYO⭐️⭐️⭐️
Azabu Yukimura (Món Nhật)- Minatoku
Kagurazaka Ishikawa (Món Nhật) – Shinjuku
Kadowaki (Món Nhật)- Minatoku
Kanda (Món nhật)- Minatoku
Quintessence (Món Pháp)- Shinagawaku
Kohaku (Món Nhật)- Shinjuku
Joël Robuchon (Món Pháp)- Meguroku
Sushi Yoshitake (Sushi)- Chuoku
Makimura (Món Nhật)- Sinagawaku
Ryugin (Món Nhật)- Chiyodaku
L'Osier (Món Pháp)- Chuoku
👏👏👏
Nguồn:https://news.yahoo.co.jp/
👨🔧CÁC CUỘC TRAO ĐỔI TỪ PHÍA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG (TTSKN) NGƯỜI
CAMPUCHIA ĐANG NGÀY MỘT GIA TĂNG. (PHẦN TIẾP THEO)
VẤN ĐỀ GIỐNG VIỆT NAM: ĐẾN NHẬT VỚI CHI PHÍ CAO VÀ GÁNH KHOẢN NỢ
LỚN.
Giống như Việt Nam, việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản ở các nước lân cận như Campuchia đang ngày càng phổ biến, kèm theo đó là những vấn đề nhức nhối của chế độ Thực tập sinh kỹ năng. Các bạn
hãy cùng VCI tìm hiểu thêm về vấn đề này thông qua bài báo dưới đây nhé:
“Gần đây, các thông tin liên quan đến vấn đề của TTSKN Campuchia đang ngày một nhiều lên. Nói tới TTSKN, các vấn đề về người Việt Nam được báo cáo rất nhiều, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề liên
quan tới TTSKN người Campuchia xảy ra”
Nội dung trên đã được đưa ra bởi Maiko Koshida- người hỗ trợ TTSKN ở tỉnh Saga. Ông Koshida đang hỗ trợ miễn phí các hoạt động như tổ chức lớp dạy tiếng Nhật tên gọi “Mạng kết nối giao tiếp quốc
tế”, tư vấn cho các TTSKN.
Chế độ TTSKN người nước ngoài của Nhật Bản với rất nhiều những vấn đề đang nổ ra. Và gần đây, trong bối cảnh quốc tịch của các TTSKN đang được đa dạng hóa, theo những người hỗ trợ như ông
Koshida thì trao đổi từ phíai TTSKN người Campuchia đang tăng lên. Thêm nữa, một số TTSKN người Campuchia cũng gặp phải các vấn đề tương tự như các TTSKN người Việt Nam, chẳng hạn như có những
người phải gánh khoản nợ lớn do phải trả những khoản phí rất cao cho những công ty xuất khẩu lao động ở địa phương.
1. Chi phí cao và những khoản nợ , sau khi tới Nhật việc phải vừa làm vừa trả nợ là tiền đề
Thông qua bài viết: “Các cuộc trao đổi từ phía (TTSKN) người Campuchia đang ngày một gia tăng (Phần đầu):Rào cản ngôn ngữ- Sự cách ly xã hội- Đa dạng hóa quốc tịch của TTS và các vấn đề”, tác giả
đã giới thiệu về hoàn cảnh của Elena và Srey(Tên nhân vật đã được thay đổi )- các TTSKN người Campuchia mà ông đã gặp tại tỉnh Saga. Hai người này do khó khăn về kinh tế gia đình nên đã quyết
định sang Nhật theo diện TTSKN. Đặc biệt cô Elena là 1 bà mẹ đơn thân nên chịu áp lực lớn về kinh tế để nuôi dạy con gái.
Trước khi đến Nhật, Elena - người có nguyện vọng tới Nhật Bản, theo sự giới thiệu của bạn bè, đã liên lạc với một công ty xuất khẩu lao động ở Phnom Penh- thủ đô Campuchia. Đây là công ty của
Campuchia nhưng giám đốc lại là người Trung Quốc.
Elena đã bị công ty xuất khẩu lao động yêu cầu trả khoản phí 6500 Đôla cho việc đi Nhật Bản. Elena giải thích rằng, cô nghĩ khoản tiền trên bao gồm nhiều loại chi phí, như chi phí làm hộ chiếu và
Visa, phí khám sức khỏe, vé máy bay,.v.v.
Mặt khác, có một điểm đáng lưu ý ở “hệ thống” của công ty xuất khẩu lao động mà Elena đã đi qua, đó là trong khoản chi phí phải trả cho công ty này thì 1500 đô la được trả trước khi đi Nhật, phần
còn lại sau khi tới Nhật vừa làm việc vừa trả nợ.
Vì lý do này, đầu tiên để trả số tiền 1500 đô la, Elena đã vay tiền từ ngân hàng Campuchia. Lúc này, cô đã phải thế chấp mảnh đất của gia đình mình.
Elena nói rằng, “ở Campuchia, các công ty xuất khẩu lao động thu tiền phí theo kiểu này rất phổ biến”. Việc trả 1 khoản phí lớn trong 1 lần trước khi sang Nhật là một gánh nặng tuy nhiên, việc
sau khi tới Nhật vừa làm việc vừa trả nợ cũng trở thành một gánh nặng đối với các TTSKN. Bởi vì có một khoản nợ, nên dù có vấn đề gì xảy ra, họ cũng không thể giữa chừng về nước được.
Lần này, Ryaksmey- thời điểm đó đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Saga, người đã thông dịch giúp Elena và Srey, đã giải thích rằng, “Nếu TTSKN chạy trốn khỏi công ty tiếp nhận, thì gia đình họ
sẽ phải chi trả khoản chi phí này”. Việc kiếm được một khoản tiền lớn như vậy ở Campuchia rất khó. Không còn cách nào khác là phải làm việc ở Nhật trả nợ. Nói cách khác, TTSKN bị trói buộc, hạn
chế sự tự do bởi khoản tiền nợ chi phí trước khi xuất cảnh.
Trường hợp ở Việt Nam mà tôi đã từng nghe thì các khoản chi phí được trả trước khi TTSKN sang Nhật, tuy nhiên đối với những phụ nữ làm Giúp việc tại Đài Loan thì phương pháp khấu trừ chi phí từ
tiền lương cũng được áp dụng. Nếu so sánh thì do hoàn cảnh kinh tế gia đình của những người làm Giúp việc khó khăn hơn so với hoàn cảnh gia đình của các TTSKN, nên rất ít người có thể chuẩn bị đủ
tiền phí trước khi xuất cảnh, và lương của những người đi làm Giúp việc cũng thấp.
Cách thức của các công ty xuất khẩu lao động Campuchia tương tự như cách khấu trừ chi phí từ tiền lương của các Lao động Việt Nam làm giúp việc tại Đài Loan. Phương pháp này khiến thậm chí những
người không có khả năng chuẩn bị toàn bộ chi phí trước khi sang Nhật, cũng có khả năng đi Nhật. Thậm chí đến cả những người lao động yếu đuối, dễ gặp phải những rủi ro như vậy cũng đang phải tới
Nhật Bản làm việc hay sao.
2. Cùng một công ty xuất khẩu lao động nhưng khoản chi phí sẽ khác nhau tùy từng người
Thực ra Srey cũng đi qua cùng 1 công ty xuất khẩu lao động với Elena. Khoản phí mà cô ấy bị yêu cầu trả là 6300 đô la, thấp hơn Elena một chút. Cùng đi qua một công ty xuất khẩu lao động, cùng bị
gửi tới một công ty tiếp nhận, nhưng khoản phí mà 2 người phải trả lại có một chút chênh lệch. Ở Việt Nam cũng thường xảy ra việc như vậy. Cùng một công ty xuất khẩu lao động nhưng tùy người thì
khoản chi phí này sẽ có sự khác nhau.
Trường hợp của Srey, đầu tiên cô ấy phải trả 1700 đô la cho công ty xuất khẩu lao động, 4600 đô la còn lại sau khi tới Nhật cô sẽ phải vừa làm việc vừa trả dần.Trong số 1700 đô la thì 1000 đô la
được vay từ một người cho vay cá nhân. 700 đô la còn lại được trả bởi chị gái của Srey- người đang làm TTSKN tại tỉnh Aichi
Sau đó, vài tháng trước khi sang Nhật, Elena và Srey đã học tiếng nhật tại trung tâm dạy tiếng Nhật của công ty xuất khẩu lao động.Việc đào tạo tiếng Nhật vài tháng trước khi qua Nhật này cũng
giống với cách làm của các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam
Mặt khác, sự khác nhau là cách họ sinh sống như thế nào trong khoảng thời gian học tiếng tại trung tâm. Ở Việt Nam thì trong thời gian học tiếng Nhật, việc các ứng cử viên TTSKN sống tại ký túc
xá là khá phổ biến. Họ rời khỏi làng quê của mình, vừa học tiếng Nhật vừa cùng sinh sống với các ứng cử viên TTSKN khác tại ký túc xá của trung tâm tiếng Nhật tại thành phố. Ngược lại, trung tâm
tiếng Nhật mà Elena theo học tại Phnom Penh không có ký túc xá, cô ấy phải tự thuê phòng trọ và đi từ đó tới trung tâm tiếng Nhật để học. Các giáo viên của trung tâm tiếng Nhật này đều là nhân
viên của công ty xuất khẩu lao động, tuy nhiên không có lấy một giáo viên nào là người Nhật.
Về công ty xuất khẩu lao động, Elena tiết lộ rằng “Đây là một công ty không tốt, chi phí rất cao”. Chi phí cao đã trở thành một gánh nặng lớn. Thực tế, lần đầu khi gặp Elena, mặc dù cô ấy đã làm
việc tại Nhật được một khoảng thời gian nhất định, nhưng vẫn chưa trả hết khoản chi phí còn lại.
Srey cũng bày tỏ rằng “Tôi nghĩ đây là một công ty không tốt. Chi phí quá cao. Hơn nữa, thực tế nội dung công việc không hề giống như những gì mà công ty xuất khẩu lao động đã tuyên truyền. Công
ty đó đã nói rằng công việc ở Nhật đơn giản và nhẹ nhàng hơn thế. Họ còn nói rằng hàng tháng sẽ còn lại khoảng 15-16 vạn yên, nhưng thực tế không phải như vậy”.
3. Thực tế ở Nhật Bản
Elena đã tới Nhật từ vài năm trước. Cũng giống như phần lớn các TTSKN khác, đây là lần đầu tiên họ ra nước ngoài. Cô đã tới làm việc tại một công ty tại tỉnh Saga. Trước đó các TTSKN người Trung
Quốc đã làm việc tại đây, tuy nhiên gần đây họ tiếp nhận các TTSKN người Campuchia.
Công việc vất vả hơn nhiều so với những gì cô đã hình dung khi còn ở Campuchia. Bởi vì công việc của cô ấy là các công việc chân tay trong bộ phận sản xuất.
“Ở Campuchia công ty xuất khẩu lao động đã nói rằng công việc nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy nhiên thực tế lại là một công việc rất vất vả. Tôi cảm thấy công việc này rất khó khăn đối với phụ nữ, vì nó
là công việc cần nhiều sức lực”
Elena đã tiết lộ như vậy.
Mỗi sáng cô dậy từ 6 rưỡi, chuẩn bị cơm hộp cho buổi trưa, ăn cơm sáng sau đó 7 giờ 10 phút ra khỏi nhà, đạp xe khoảng 30 phút tới chỗ làm. Vì không có cách di chuyển nào khác nên dù trời mưa hay
bão thì đều phải di chuyển bằng xe đạp.
Sau đó cô làm việc từ 8 giờ sáng tới 5 rưỡi chiều. Vào lúc 10 giờ và 15 giờ sẽ được nghỉ giữa giờ mỗi lần 10 phút, và có thêm 1 tiếng nghỉ trưa. Hầu như không có làm thêm, sau khi công việc kết
thúc thì cứ như vậy đi về, khoảng 18 giờ cô sẽ có mặt ở nhà. Ngày nghỉ gồm thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Trước đây, vào thời kỳ bận rộn thì cô đi làm cả ngày thứ 7, nhưng gần đây thì không. Tuy
vậy, ở xưởng sản xuất hầu hết là các công việc chân tay, đối với một người phụ nữ nhỏ nhắn như Elena thì không hề nhẹ nhàng.
Tiền lương một giờ là 715 yên. Số tiền này bằng với mức lương tối thiểu của tỉnh Saga vào thời điểm đó. Không ít các trường hợp lương của TTSKN bằng với mức lương tối thiểu tiêu chuẩn, và mức
lương của Elena quả nhiên giống như mức lương tối thiểu. Tiền lương của 1 giờ làm thêm tăng thêm 25% ngoài giờ so với lương tối thiểu, tính ra là 893 yên. Tuy vậy, tại thời điểm phỏng vấn thì hầu
như họ không làm thêm giờ.
Trong số các TTSKN, không ít người mong muốn được làm thêm nhiều hơn do tiền lương cơ bản thấp. Các TTSKN bị quy định là phải về nước sau một thời gian giới hạn, đã đến Nhật Bản với gánh nặng là
khoản tiền nợ lớn do chi phí trước khi xuất cảnh nên dù nó giống như là một gánh nặng đè lên cả tâm trí và thể xác đi chăng nữa, họ vẫn có mong muốn được làm thêm giờ, kiếm được càng nhiều tiền
càng tốt mang về cho gia đình. Thế nhưng, với trường hợp của Elena, chính vì làm thêm ít nên việc kiếm tiền bằng việc làm thêm là không thể.
Lương tháng khoảng 14 vạn yên nhưng, từ khoản tiền này còn phải trừ đi tiền nhà 1,5 vạn yên và, khoảng 4000-5000 yên tiền nước máy, điện, ga, internet, hơn nữa còn bị trừ cả tiền thuế và bảo hiểm
xã hội. Do đó, lương về tay thời kỳ tăng ca nhiều là khoảng 10 vạn yên, thời kỳ tăng ca ít chỉ còn 9 vạn yên, không đạt tới nổi con số 10 vạn yên. Từ số tiền này, do hầu như mỗi tháng đều dùng
2,5 vạn yên cho chi phí ăn uống, nên số tiền còn lại chỉ khoảng 6,5 vạn yên.
“Đã có lần tôi từng đi ăn thịt nướng, nhưng ngoài lần đó ra thì tôi chưa ăn ngoài tiệm bao giờ”
Elena đã giải thích như vậy. Sự tồn tại của khoản tiền nợ, trách nhiệm gửi tiền về cho gia đình, vấn đề của con gái. Khi nghĩ về những thứ ấy, không còn cách nào khác là phải cắt giảm chi phí mà
sống qua ngày.
Bởi vì không có tiền thưởng, nên không thể hi vọng vào bất kỳ khoản thu nhập nào khác. Elena về cơ bản không ăn ở bên ngoài, tự nấu ăn và tránh không sử dụng các khoản tiền không cần thiết, gửi
số tiền còn lại về cho gia đình. Sống cuộc sống hạn chế chi tiêu ở mức tối thiểu. Hơn nữa, còn phải trả khoản tiền nợ cho công ty xuất khẩu lao động.
Elena nói rằng “Ở Campuchia, các công ty xuất khẩu lao động phát tờ rơi, tuyên truyền rằng nếu có thể đi Nhật thì sẽ kiếm được nhiều tiền. Bản thân tôi cũng được nghe từ công ty xuất khẩu lao
động rằng nếu có thể đi Nhật thì sẽ nhận được một mức lương cao. Thế nhưng, thực tế không nhận được nhiều như vậy, tôi cũng không hề biết về việc phải chi trả thuế và bảo hiểm xã hội”
Ở Campuchia cũng đang xảy ra những sự việc giống như Việt Nam.
Các công ty xuất khẩu lao động ở địa phương đã dụ dỗ rằng “Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền nếu đi Nhật” để mời chào mọi người tới Nhật làm việc. Ở một đất nước xa xôi cách biệt như Campuchia, việc
xuất khẩu lao động sang Nhật đang được mở rộng như là một ngành kinh doanh.
4. Sự trợ giúp chính là kết nối mọi người lại với nhau
Sự trợ giúp chính là việc có thể kết nối được với doanh nghiệp tiếp nhận và với người dân địa phương.
Mặc dù giám đốc của công ty tiếp nhận khá là khó tính trong công việc, thế nhưng luôn muốn hiểu biết thêm những điều về Campuchia, chẳng hạn như nhớ cách nói “cảm ơn”, đếm “1, 2, 3” trong tiếng
Khmer. Người nhà của giám đốc, những nhân viên người Nhật khác cũng quan tâm chăm sóc và đối xử nhẹ nhàng với các nữ TTSKN tới từ Campuchia. Trong công ty, ngoài việc nói chuyện bằng tiếng Nhật,
những điều không hiểu thì thông qua cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với nhau.
Thêm một sự trợ giúp nữa, là theo học tại các lớp tiếng Nhật “Mạng kết nối giao tiếp quốc tế” được tổ chức ở tỉnh Saga. Nếu tới lớp học này, mọi người không chỉ học tiếng Nhật, mà còn có thể giao
lưu với các TTSKN khác và với các giáo viên là các tình nguyện viên người Nhật. Ông Koshida-người chủ trì các hoạt động kết nối, đã dốc hết tâm huyết cho việc trò chuyện tư vấn lao động cho các
TTSKN, ông đã chú ý đến Elena ngay từ lần cô ấy đến lớp học tiếng Nhật. Elena- người đang phải tiết kiệm để gửi tiền về chu cấp cho gia đình và trả nợ, không thể chi tiền một cách thoải mái cho
các hoạt động giao lưu. Tuy vậy, cô ấy vẫn có thể trải qua cuộc sống không bị cô lập trong mối quan hệ với công ty và người dân địa phương.
5. “Không hài lòng với mức lương và công việc tại Nhật”
Tuy nhiên, do công việc của cô ấy là công việc chân tay, và thực tế nó rất hà khắc về mặt thể chất. Ngày nghỉ thỉnh thoảng cô có đi dạo bộ ở trong thành phố Saga, nhưng hầu hết là nằm ngủ ở nhà
vì quá mệt mỏi. Dẫu vậy, cô ấy vừa cố gắng sống vừa nghĩ về cô con gái ở quê hương xa xôi ở nơi đây sống một cuộc sống yên lặng ngày ngày đi đi về về giữa ký túc xá và nơi làm việc.
“Tôi đã tới Nhật Bản nhưng không thỏa mãn lắm với tình hình hiện tại. Thật tốt khi có thể đến Nhật nhưng tôi không thỏa mãn với nội dung công việc và tiền lương”
Elena đã tâm sự như vậy.
Tôi đã tới Nhật làm việc vì con gái, vì gia đình mình. Công việc thì mệt mỏi vất vả, lương cũng thấp. Tiền nợ cũng mãi chưa thể trả. Tiếng Nhật cũng không thể khá lên chút nào. Mặc dù nhờ sự giúp
đỡ của những thành viên kết nối trung gian, cuối cùng cô ấy đã có sự kết nối với công ty, thế nhưng cô ấy vẫn cảm thấy cô đơn.
“Sau khi trở về Campuchia, sẽ không có công việc mà hiện tại tôi đang làm ở Nhật. Tình hình ở Nhật và Campuchia khác nhau do đó, ở Campuchia không có những công việc giống như công việc tôi đang
làm ở Nhật”
Elena cúi mặt xuống, thì thầm với giọng nói như đang trút hết sức lực.
TTSKN không thể dẫn theo gia đình mình sang Nhật được. TTSKN một mình tới Nhật, phải rời xa gia đình làm việc trong một thời gian. Ngược lại, theo tôi cho dù Elena- một bà mẹ đơn thân dù có ở
Campuchia vừa làm việc vừa nuôi con đi chăng nữa, thì việc có một mức lương tốt đáng hài lòng cũng rất khó. Cho dù vậy, để nuôi dưỡng con cái thì một cách thực tế, tiền là rất cần thiết. Vì gia
đình và vì chính bản thân, đối với một cô gái mang tham vọng kiếm tiền, thì lựa chọn đến Nhật là rất quan trọng. Tuy nhiên, công việc tại Nhật mà tới mức phải mang nợ vì nó, lại là công việc chân
tay vất vả hơn nhiều so với những gì cô từng nghĩ, tiền lương cũng không được như kỳ vọng.Tuy nhiên, đó chính là hiện thực những gì mà cô ấy đã phải trải qua.
Các TTSKN người Campuchia cũng lại đang gặp phải những vấn đề giống như các TTSKN người Việt Nam.
Trong hoàn cảnh như vậy, các TTSKN người Campuchia phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau bao gồm tiền lương chưa được trả và bạo lực tình dục. Việc sửa đổi hoàn thiện thể chế hỗ trợ TTSKN là
hết sức cấp thiết.
Ông Koshida đã nói như sau: “Tôi nghĩ rằng trước đây đối với TTSKN người Campuchia, cho dù có gặp vấn đề nào đó, cũng không thể lên tiếng được. Tuy nhiên gần đây, các cuộc trò chuyện với TTSKN
người Campuchia đang tăng lên do đó, cuối cùng họ cũng đã có thể lên tiếng. Tôi chắc chắn rằng từ giờ trở đi các trao đổi từ phíaTTSKN sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa”.
Nguồn: https://www.freee.co.jp/kb/kb-payroll/yearend-knowledge/
📄📄𝐓𝐡𝐮̉
𝐭𝐮̣𝐜 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐡𝐢̉𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮𝐞̂́ 𝐜𝐮𝐨̂́𝐢 𝐧𝐚̆𝐦
Đối với những bạn đang là nhân viên chính thức, nhân viên bán thời gian hay làm thêm tại Nhật, điều các bạn quan tâm trong dịp cuối năm là gì? Chắc hẳn không ít
trong số các bạn đang chuẩn bị hồ sơ, thủ tục điều chỉnh để xin giảm thuế cuối năm nhỉ?
Tuần này VCI xin được giới thiệu về các thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm
Bài viết đã lược dịch những thông tin chính từ trang web trên. Mong là bài viết có thể giúp các bạn hiểu hơn về thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm. Nếu phát hiện nội
dung bài viết có thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. Hoặc các bạn đã có kinh nghiệm làm những giấy tờ này rồi thì hãy cùng chia sẻ tại comment bên dưới nhé.
I. Thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm
Dù là nhân viên chính thức, nhân viên bán thời gian hay làm thêm thì hàng năm đều phải làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm. Thường thì công ty nơi bạn làm việc sẽ
giúp bạn hoàn thành các thủ tục này. Cũng chính vì thế mà nhiều khi các bạn chỉ làm theo chỉ thị mà không hiểu hết ý nghĩa của các giấy tờ, thủ tục.
Kế toán của doanh nghiệp hay giám đốc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thu thập các giấy tờ liên quan của nhân viên, kê khai các khoản thuế cần nộp và nộp hồ sơ
lên cục thuế hoặc cơ quan quản lý chuyên trách tại địa phương. Công việc này được coi như một sự kiện trọng đại trong năm.
Thủ tục điều chỉnh thuế được thực hiện như thế nào? Tại sao bạn được hoàn lại một khoản tiền nhất định? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những giấy tờ cần thiết,
phương thức tính toán liên quan đến thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm.
1. Mục đích và đối tượng của việc điều chỉnh thuế cuối năm
Điều chỉnh thuế cuối năm là thủ tục tính toán khoản thuế thu nhập trích từ tiền lương bạn nhận được trong 1 năm (từ tháng 1 – tháng 12). Thuế thu nhập sẽ được tính
dựa trên mức lương trong 1 năm, và khoản thuế này sẽ trừ trực tiếp vào lương hàng tháng mà người lao động nhận được (tức là trừ vào tổng thu nhập).
Khoản thuế trưng thu tại nguồn này chỉ là ước tính, chứ chưa xét đến các khoản khấu trừ thu nhập dựa trên hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân. Do đó, việc tính toán lại
thuế thu nhập là cần thiết. Sau khi so sánh khoản thuế trưng thu tại nguồn với khoản thuế thu nhập chính xác, nếu khoản thuế trưng thu lớn hơn khoản thuế phải nộp thì người lao động sẽ được hoàn
lại số chênh lệch, nếu ít hơn thì sẽ phải đóng thêm.
2. Sự khác nhau giữa thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm và thủ tục kê khai thuế
Có thể nói điều chỉnh thuế cuối năm và kê khai thuế đều liên quan đến việc tính toán thu nhập để xác định khoản thuế thu nhập. Điểm khác biệt đó là: ai là người
khai thuế và nộp thuế.
Kê khai thuế nghĩa là người đóng thuế sẽ tự kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Còn với trường hợp người làm công ăn lương thì công ty sẽ đứng ra khai báo và nộp
thuế thay cho người lao động. Nói cách khác, thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm nghĩa là doanh nghiệp sẽ đại diện thay mặt người lao động để thực hiện kê khai thuế.
Tuy nhiên, dù cùng là đối tượng người làm công ăn lương, nhưng người lao động có thể nằm ngoài đối tượng điều chỉnh thuế cuối năm, hoặc sẽ cần phải kê khai thuế tuỳ
theo từng trường hợp như sau.
o Đối tượng không cần làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm:
- Người có thu nhập trong năm trên 20 triệu yên.
- Người được hoãn hoặc hoàn trả khoản thuế thu nhập cần đóng của năm đó, dựa theo luật miễn giảm thuế cho người gặp khó khăn do thiên tai.
o Đối tượng phải kê khai thuế dù đã làm thủ tục điều chỉnh thuế:
- Người làm thêm 1 việc phụ bên cạnh công việc chính, và công việc phụ đó có thu nhập vượt quá 20 vạn yên.
- Người làm việc và nhận lương cố định tại 2 nơi trở lên, và nơi có thu nhập thấp hơn cũng vượt quá 20 vạn yên.
(Nơi có thu nhập cao hơn thì thủ tục điều chỉnh lương cuối năm sẽ do công ty thực hiện, nên không cần phải kê khai thuế.)
- Người giữ chức vụ trong công ty gia đình hoặc làm việc trong công ty của họ hàng, ngoài khoản lương chính còn nhận được những khoản chi trả khác.
- Người muốn nhận những khoản tiền hoàn lại mà không thể xử lý bằng thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm (chẳng hạn như muốn xin khấu trừ khoản vay mua nhà năm đầu
tiên).
Thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm không chỉ thực hiện vào “cuối năm”
Điều chỉnh thuế cuối năm nghĩa là tính toán khoản thuế thu nhập bằng mức lương nhận được vào cuối năm đó. Xét từ tên gọi thì nhiều người sẽ nghĩ rằng thủ tục này
được thực hiện vào tháng 12, tuy nhiên trong những trường hợp dưới đây thì thủ tục này sẽ được thực hiện trong năm.
- Người chuyển ra nước ngoài làm việc, là đối tượng không cư trú
- Người đã mất
- Người nghỉ việc do chịu tổn hại về thể chất hoặc tinh thần, hoặc người không có mong muốn trở lại làm việc.
- Người nghỉ việc sau khi đã nhận các khoản tiền sẽ được chi trả vào tháng 12, ví dụ như tiền lương.
- Người là nhân viên bán thời gian nghỉ việc giữa chừng, có tổng mức lương nhận được trong năm dưới 103 man, và trong năm đó không có khoản thu nhập dự trù từ công
ty khác.
Với đối tượng thuộc một trong những trường hợp trên, việc điều chỉnh thuế sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm không còn nhận được tiền lương trong năm, và chỉnh lý
các khoản còn thừa hoặc thiếu.
II. Nếu không làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm thì sao?
Điều chỉnh thuế cuối năm được coi là nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động. Dưới đây là 2 chế tài phạt trong trường hợp vi phạm.
1. Không làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm, không thu được số tiền tương ứng từ nhân viên:
Phạt tù cải tạo dưới 1 năm, hoặc nộp phạt từ 50 vạn yên trở xuống.
2. Làm thủ tục thuế cuối năm nhưng không nộp số tiền thuế đó:
Phạt tù cải tạo dưới 10 năm, hoặc nộp phạt từ 2 triệu yên trở xuống. Có trường hợp sẽ bị áp dụng cả 2 mức phạt.
Trường hợp đã làm thủ tục điều chỉnh thuế và nộp thuế nhưng khoản tiền thuế đó quá ít, thì chủ sử dụng lao động sẽ phải nộp thêm các khoản thuế bổ sung là 過少申告加算税 (thuế áp dụng khi số tiền nộp thuế quá nhỏ) hoặc延滞税 (thuế áp dụng khi quá thời gian nộp thuế quy định).
Nếu nhân viên không nộp bản kê khai xin khấu trừ phụ thuộc (chuyển đổi) vào thu nhập (「給与所得者の扶養控除等(異動)申告書」), thì chủ doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện điều chỉnh thuế cuối năm. Lúc này, công ty sẽ phát cho nhân viên源泉徴収票 (phiếu ghi tổng thu nhập và thuế đã nộp) trước khi điều chỉnh thuế, sau đó tự nhân viên sẽ nộp thuế thu nhập bằng thủ tục kê khai thuế được thực hiện vào tháng 2 - tháng 3 của năm sau đó.
III. Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm
A. Tờ khai xin khấu trừ phụ thuộc (chuyển đổi) vào thu nhập
Là kê khai người phụ thuộc hoặc người thân. Khi nộp tờ kê khai này, bạn có thể nhận được khấu trừ cho vợ/chồng (không có thu nhập), khấu trừ cho người phụ thuộc,
khấu trừ cho người khuyết tật.
(Hướng dẫn kê khai các bạn tham khảo tại link trang web bên trên.)
1. Người phụ thuộc là vợ/chồng
Xét đến ngày 31 tháng 12 của năm đó, người phụ thuộc là vợ/ chồng phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Là vợ/chồng theo đúng quy định của luật dân sự (không chấp nhận trường hợp chỉ sống cùng nhau mà không có giấy đăng ký kết hôn).
- Vợ/chồng cũng chia sẻ chi phí sinh hoạt cùng người nộp thuế.
- Tổng thu nhập của vợ/chồng trong năm từ 38 vạn yên trở xuống. (Nếu có lương thì tổng thu nhập lương phải từ 103 vạn yên trở xuống).
- Vợ/chồng của người đóng thuế thuộc đối tượng青色申告者 (tạm dịch: kê khai thuế màu xanh) nhưng hoàn toàn không nhận được lương trong năm đó; hoặc là vợ/chồng của người
đóng thuế thuộc đối tượng 白色申告者 (tạm dịch: kê khai thuế màu trắng).
※ Giới hạn với người đóng thuế có mức thu nhập ước tính từ 9 triệu yên trở xuống (nếu tính theo lương thì tổng mức lương từ 11,2 triệu yên trở xuống) (Quy định năm
2017).
2. Người phụ thuộc là người trong gia đình (từ 16 tuổi trở lên)
Điền thông tin khấu trừ phụ thuộc gia đình cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên. Từ 19 đến dưới 23 tuổi là đối tượng特定扶養親族 (phụ thuộc gia đình đặc biệt), nên cần đánh
dấu vào mục người phụ thuộc gia đình đặc biệt.
3. Người phụ thuộc là người khuyết tật, người goá vợ, người goá chồng, hoặc sinh viên vừa học vừa làm
4. Người phụ thuộc là người trong gia đình đã nhận khấu trừ phụ thuộc từ người khác
Vợ chồng cùng đi làm, và nếu con nhận phụ dưỡng của bố/mẹ, thì điền tên của bố/mẹ và tên con vào mục người phụ thuộc.
5. Người phụ thuộc trong gia đình chưa đủ 16 tuổi
B. Tờ khai xin khấu trừ phí bảo hiểm cho người lao động
Điền các mục khấu trừ thu nhập, khấu trừ người phụ thuộc đặc biệt. Dưới đây là các loại khấu trừ thu nhập.
1. Khấu trừ phí bảo hiểm nhân thọ
2. Khấu trừ phí bảo hiểm cho động đất
3. Khấu trừ phí bảo hiểm xã hội
4. Khấu trừ tiền đóng góp vào quỹ công vụ của các doanh nghiệp quy mô nhỏ
5. Khấu trừ người phụ thuộc
Lưu ý 2 vợ chồng không thể cùng lúc hưởng khấu trừ phụ thuộc. Người nào có mức thu nhập cao hơn sẽ được xét khấu trừ phụ thuộc.
C. Tờ khai xin khấu trừ đặc biệt cho khoản vay mua nhà (khấu trừ khoản nợ nhà ở)
Là khoản khấu trừ thuế được nhận khi chủ sở hữu xây dựng sử dụng khoản vay để xây hoặc mua nhà mới, để cải tạo lại nhà riêng của mình. Trong thủ tục điều chỉnh thuế
cuối năm, nếu áp dụng khấu trừ khoản nợ nhà ở từ năm thứ 2 trở đi, thì cần nộp住宅借入金等特別控除申告書 (tờ khai xin khấu trừ đặc biệt cho khoản vay nhà ở) cho số năm được phép áp dụng. Trong năm đầu tiên áp
dụng thì cần hoàn thành bản kê khai thuế.
IV. Phương thức tính điều chỉnh thuế cuối năm
1. Tính toán tổng thu nhập và khoản thuế cần nộp trong năm.
2. Trừ đi các khoản khấu trừ thu nhập theo lương.
3. Trừ đi khấu trừ thu nhập
(Mức khấu trừ được xác định dựa trên từng loại: khấu trừ thu nhập cơ bản, khấu trừ phụ thuộc, khấu trừ cho người khuyết tật,…)
4. Nhân với thuế suất thuế thu nhập.
(Hệ số nhân quy định theo mức thu nhập chịu thuế)
5. Tính toán các khoản thừa/thiếu.
V. Khoản tiền hoàn lại từ việc điều chỉnh thuế cuối năm là bao nhiêu?
Với vị trí nhân viên thông thường bạn sẽ được hoàn lại trong khoảng vài nghìn đến vài vạn yên. Trường hợp có mức thu nhập cao, các khoản khấu trừ tăng cao thì mức
tiền được hoàn lại cũng có thể lớn hơn.
Nếu số người phụ thuộc giảm bớt tại thời điểm cuối năm, hoặc mức thưởng cuối năm nhiều hơn dự kiến thì cũng có thể bạn sẽ phải chịu phí bổ sung kèm theo.
(Các bạn nên tra cứu, tìm hiểu thêm thông tin để nắm rõ hơn các thuật ngữ liên quan đến thuế. Khi không hiểu rõ các thủ tục cũng như yêu cầu cần thiết để hoàn tất các thủ tục trên, bạn có thể chủ động hỏi người phụ trách làm giấy tờ cho bạn hoặc trực tiếp ra cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể. Bài viết trên có sự dịch lược thông tin cơ bản qua trang web như đã dẫn link bên trên, mong sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm tại Nhật.)
Nguồn:https://www3.nhk.or.jp/…/html/20191101/k10012160841000.html…
🍀🍀🍀𝐁𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛̀ 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟕 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟎 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐢́ 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐫𝐚́𝐜 𝐭𝐡𝐚̉𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐮́𝐢 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐮̛̉𝐚 𝐡𝐚̀𝐧𝐠, 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐭𝐡𝐢̣.🍀🍀🍀
Về vấn đề liên quan tới túi sử dụng khi mua sắm tại cửa hàng, siêu thị (dưới đây VCI sẽ viết tắt là “túi mua sắm”), chính phủ đã thống nhất phương châm yêu cầu bắt buộc tất cả các cửa hàng bán lẻ phải tính phí túi nilon bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm sau. Tuy nhiên, đối với loại túi đặc biệt làm từ nguyên liệu thực vật sẽ không nằm trong danh sách các đối tượng bị tính phí.
Phương châm này đã được đề xuất vào ngày mùng 1 tại hội nghị giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công Thương.
Theo đó, đối tượng tính phí là túi nilon được làm từ tài nguyên như dầu hoả khi mua đồ mang đi.
Đối tượng sẽ là tất cả các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc bất kể ngành nghề hay quy mô, giá tiền của túi nilong và cách sử dụng doanh thu sẽ do người bán tự quyết định.
Tuy nhiên, những loại túi có nguyên liệu 25% hỗn hợp nhựa sinh học trở lên (làm từ nguyên liệu thực vật), loại túi được làm từ nhựa tự phân huỷ thành nước hoặc thành carbon dioxide trong môi trường nước biển, hay những loại túi có thể sử dụng nhiều lần (túi có độ dày 0,05mm trở lên) sẽ được loại khỏi đối tượng tính phí
Ngoài ra, những chiếc túi nhỏ và mỏng gọi là (túi cuộn) được dùng để đựng cá, thịt …do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên cũng sẽ nằm ngoài đối tượng trả phí.
Trong các cuộc họp thảo luận trước đó, Hiệp hội ngành bán lẻ như các cửa hàng tiện lợi cũng đưa ra đề xuất “Loại trừ khỏi đối tượng tính phí các loại túi dùng để đựng những sản phẩm như súp hay cơm hộp còn nóng mang về”, tuy nhiên thì điều này không được chấp thuận.
Ban đầu Chính phủ nhắm tới mục tiêu thực hiện chính sách này bắt đầu từ tháng 4 năm sau nhưng phía Hiệp hội ngành bán lẻ kháng nghị cần thời gian để chuẩn bị đầy đủ, do đó Chính phủ đã chuyển thời gian áp dụng sang ngày 1 tháng 7 năm sau.
Về phương châm này Chính phủ sẽ chỉnh sửa lại luật “Tái chế hộp, bao bì” vào cuối tháng sau trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của người dân.
📌📌📌📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc. Vì vậy, bắt đầu từ tuần này VCI sẽ
cùng các bạn rèn thói quen đọc báo nhé!
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi hẵng quay về đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!
Nguồn:
https://www3.nhk.or.jp/
🏬🏬𝐃𝐔̛̣
𝐀́𝐍 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐓𝐎𝐀̀ 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐁𝐀̆̀𝐍𝐆 𝐆𝐎̂̃ 𝟕𝟎 𝐓𝐀̂̀𝐍𝐆
(𝐂𝐇𝐔̛𝐀 𝐓𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐂𝐎́ 𝐓𝐎𝐀̀ 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐁𝐀̆̀𝐍𝐆 𝐆𝐎̂̃ 𝐍𝐀̀𝐎 𝐂𝐀𝐎 𝐇𝐎̛𝐍 𝟏𝟏 𝐓𝐀̂̀𝐍𝐆)
Với chiều cao 350m, dự án xây dựng toà nhà 70 tầng bằng gỗ cao nhất ở Nhật Bản sẽ chính thức khởi động. Để thực hiện dự án này, công ty lâm nghiệp Sumitomo - một doanh nghiệp lớn về lĩnh vực nhà
ở đã thiết lập cơ sở nghiên cứu mới tại thành phố Tsukuba tỉnh Ibaraki để nghiên cứu về vật liệu chống cháy và kết cấu toà nhà.
Công ty lâm nghiệp Sumitomo đang nỗ lực trong việc mở rộng, phát triển ngành xây dựng nhà gỗ thân thiện với môi trường. Công ty đã lập kế hoạch hoàn thành công trình toà nhà gỗ 70 tầng cao 350m
vào năm 2041 vì trong năm đó công ty sẽ kỷ niệm 350 năm tính từ khi thành lập vào thời Edo.
Trung tâm nghiên cứu tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki (trụ sở chính của dự án) vào ngày 21 đã được công bố đến những bên liên quan.
Trung tâm này là toà nhà bằng gỗ 3 tầng, được phủ xanh tường ngoài và ban công, được lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà và tối đa 140 người có thể làm việc.
Trung tâm này sẽ nghiên cứu phát triển vật liệu chống cháy có thể duy trì kết cấu toà nhà dù cháy trong 3 tiếng liên tục, và nghiên cứu kỹ thuật nhằm giảm chi phí xây dựng hiện ước tính gấp đôi
so với việc xây dựng toà nhà bằng kết cấu thép.
Theo công ty lâm nghiệp Sumitomo, trong nước chưa từng có dự án xây dựng văn phòng hay chung cư bằng gỗ trên 11 tầng.
Chủ tịch công ty lâm nghiệp Sumitomo ông Ichikawa Satoshi cho biết “Chúng tôi muốn gia tăng tốc độ phát triển của các tòa nhà cao tầng sử dụng gỗ- nguồn tài có thể tái sản xuất và bền
vững”.
📌📌
SERIES ĐỌC BÁO CÙNG VCI
Việc cập nhật thông tin từ báo chí, truyền hình là rất quan trọng đặc biệt với các bạn sắp sang đất nước Nhật Bản làm việc. Vì vậy, bắt đầu từ tuần này VCI sẽ cùng các bạn rèn thói quen đọc báo
nhé!
Mỗi tuần VCI sẽ dịch 1 bài báo hoặc 1 kiến thức thú vị và các bạn hãy làm theo những bước dưới đây nhé.
✅ Mở link tiếng Nhật đọc
✅ Tra từ khi không hiểu ( tốt nhất hãy tra Nhật - Nhật rồi hẵng quay về đọc Nhật - Việt)
✅ Cuối cùng hãy đọc bài dịch của VCI nhé.
( Nếu có lỗi dịch hãy chỉ giúp VCI luôn nhé)
🧡🧡VCI
rất mong nhận được sự góp ý cũng như chia sẻ của các bạn.
Những bạn có ý tưởng mới hay chủ đề nào muốn biết về cuộc sống ở Nhật hãy ib cho VCI nhé!